Vương quốc Chămpa
Được xem như kế thừa về văn hoá và ngôn ngữ của nền văn minh Sa Huỳnh, vương quốc có nguồn gốc Ấn độ này nằm ở miền Trung Việt Nam bây giờ. Sự tồn tại của vương quốc này đã được ghi nhận lần đầu tiên trong “ Les annales chinoises” (Biên niên sử Trung Hoa), vào năm 192 sau công nguyên.
Trái với vương quốc Kmer mang tính tập trung, vương quốc Cham được cấu thành từ những công quốc ít nhiều mang tính tự trị và lần lượt thay phiên thống trị. Các dân tộc này có nguồn gốc từ Mã Lai thường xuyên cướp bóc và làm hải tặc trên vùng bờ biển. Lịch sử của họ đầy biến động được đánh dấu bằng những cuộc chiến không ngừng chống lại các nước láng giềng, đầu tiên là với Trung quốc, sau với người Việt, người Kmer và người Xiêm La.
Nhưng cuối thế kỷ thứ X đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử của họ. Cùng với sự kiện Việt Nam cuối cùng được độc lập thoát khỏi ách đô hộ của người Trung Hoa, Champa khi đó phải chấp nhận “Nam tiến” khỏi người láng giềng phương Bắc, nước Đại Việt, đang bành trướng đều đặn về dân số.
Từ những thất bại do sát nhập, thương thuyết về sang nhượng đất đai (do hôn nhân), Champa nhiều lần dời đô về phương Nam, để cuối cùng thu nhỏ còn lại là một miếng da lừa, cho đến khi vua Minh Mạng triều Nguyễn ký duyệt xoá sổ vĩnh viễn vương quốc có nguồn gốc Ấn độ này vào năm 1832.
Công quốc Chămpa
Theo truyền thống, người ta chia vương quốc Chămpa thành 5 công quốc, từ bắc vô nam:
● Indrapura, xung quanh Huế (hiện nay tỉnh Thừa Thiên - Huế)
● Amaravati, xung quanh Đà-Nẳng (hiện nay tỉnh Quảng Nam)
● Vijaya, xung quanh Qui-Nhơn (hiện nay tỉnh Bình-Định)
● Kauthara, xung quanh Nha-Trang (hiện nay tỉnh Khánh-Hoà)
● Panduranga, xung quanh Phan-Rang (hiện nay tỉnh Ninh-Thuận và Bình-Thuận)
Chuyến du lịch
Chuyến du lịch của chúng tôi
Say mê lịch sử cổ truyền và nhất là muốn hiểu biết về nghệ thuật và điêu khắc Chăm nên chúng tôi mong mỏi tìm lại nguồn gốc của tất cả các tuyệt tác mà mình đã có dịp nhiều lần chiêm ngưỡng, trong các bảo tàng trên thế giới.
Do không có tour thiết kế sẵn như vậy trên thị trường du lịch, vợ chồng chúng tôi đã quyết định tự tổ chức lịch trình cho một chuyến du lịch văn hoá với chủ đề “Vết tích Chăm ở Việt Nam”.
Vì vậy mà từ 28 tháng mười hai 2004 đến 7 tháng giêng năm 2005, đi cùng với một người tài xế rất dễ thương, chúng tôi đã chu du khắp miền Trung Việt Nam, nhằm tìm kiếm những địa danh của dân tộc Chăm được biết qua sách vở.
(phòng triển lãm điêu khắc Chăm)
Chuyến du lịch văn hoá nói đúng ra được khởi hành bằng chuyến đi từ Đà lạt ra Huế sau đó chuyến về từ Huế vô Bình Thuận, cách nhau vài ngày nghỉ ở cố đô của triều Nguyễn.
Có những điều phải tuân thủ ở các chặng (do không đặt phòng trước ở một khách sạn nào cả) cũng như giờ mở cửa của các điểm du lịch buộc chúng tôi phải chọn lựa công trình nào vào tham quan lúc đi, công trình nào dành cho lúc về.
Hành trình và các buổi tham quan đã diễn ra như vậy: xem trang “Lộ trình lúc đi” và “Lộ trình lúc về”